Tại sao SEA Games vẫn tồn tại và chủ nhà nên đứng nhất?

06:18 Thứ năm 31/08/2017 | 2

Tinthethaonews.comSEA Games 29 vừa kết thúc với không ít dư âm về các 'trò bẩn' của chủ nhà Malaysia để gom huy chương. Tuy nhiên dưới góc nhìn của người viết thì đây vẫn là một kỳ đại hội vô cùng thành công.

Cộng động mạng những ngày qua liên tục dậy sống vì hàng loạt trò bẩn của chủ nhà Malaysia để nhằm mục đích gom về càng nhiều HCV càng tốt. Từ vận động viên đi bộ lại... chạy về đích, hay đua xe đạp thì đi đường tắt,... Thậm chí là ăn vạ để giành huy chương. Đấy là chưa kể đến những sự thiên vị quá lố từ các trọng tài. Nhiều người hâm mộ ngán ngẩm cho cái bệnh thành tích của các nhà lãnh đạo thể thao Đông Nam Á. Có người còn cho rằng đây là 'ao làng' và không nên duy trì một kỳ đại hội tốn kém nhưng thiếu tính chuyên môn như thế.

Malaysia-Tro-Ban-02

 Malaysia để lại nhiều vết gợn về công tác tổ chức.

Người viết hoàn toàn không phủ địch những quan điểm trên. Rất đồng tình và chia sẻ với các VĐV chẳng may trở thành nạn nhân của loạt 'trò bẩn' này. Tuy nhiên dưới tư cách là một cây viết thể thao, người viết cũng có những ý kiến của chính mình. Theo đó, người viết cho rằng quả thật SEA Games có rất nhiều thứ đáng bị gọi là 'ao làng' nhưng cần thiết và chủ nhà vẫn nên có thành tích cao... thậm chí là nhất toàn đoàn với sự vượt trội.

Có thể có người sẽ chê trách. Nhưng hãy bắt đầu từ yếu tố chuyên môn. Đầu tiên là các nội dung thi đấu Olympic. Ai cũng biết các quốc gia Đông Nam Á không mạnh trên đấu trường châu lục lẫn thế giới. Nếu họa may ra thì chỉ Thái Lan có chút sức vóc ngoài biển lớn ở một số nội dung. Nhưng nếu bạn nhìn xa hơn, cách đây vài chục năm, người Thái cũng chẳng thể làm được nhiều tại ASIAD chứ chưa nói đến Olympic. Còn Việt Nam thì liệu có mấy ai biết đến? Singapore nếu không có các VĐV nhập tịch thì ở đâu? Rồi Đông Nam Á bắt đầu cho thấy mình sẽ không mãi nằm ở vùng trũng trong các đấu trường châu lục và xa hơn là thế giới. Các huy chương ở giải châu lục và thế giới, Olympic ngày một nhiều hơn. Điều đó đến tự sự đầu tư có căn cơ, có định hướng. Nhưng còn đến từ sự thi đấu cọ xát đỉnh cao thường xuyên. Điều mà sẽ không dễ có được nếu chỉ chờ vào các giải châu lục, thế giới vốn chúng ta sẽ sớm bị loại ngay từ những vòng tuyển chọn. Chả nhẽ nuôi gà nòi chỉ chờ mỗi năm một hai trận thi đấu quốc tế rồi bị loại? Lúc này SEA Games là một sự lựa chọn hợp lý, nơi mà các VĐV khu vực có cơ hội cọ xát với những đối thủ vừa tầm để có thể tích lũy kinh nghiệm cũng như bản lĩnh thi đấu trước khi mơ về những đấu trường xa hơn.

Anh-Vien-SEA-Games-25-08-06

 Ánh Viên vô địch SEA Games để hướng ra biển lớn. Ảnh: Duy Anh.

Một vấn đề cũng liên quan lớn đến chuyên môn nhưng các nhà quản lý thể thao sẽ cố tính lảng tránh xác nhận đó là... Thành tích. SEA Games là nơi mà thể thao khu vực có cơ hội giành thách tích nhất. Đừng nhìn vào thách tích 145 HCV của chủ nhà Malaysia, hay 58 HCV của Việt Nam mà lầm tưởng rằng chúng ta có thể làm một cái gì đó to lớn ở châu lục hay Olympic. Bằng chứng là mãi tới kỳ thế vận hội gần đây Rio 2016, Việt Nam mới có chiếc HCV đầu tiên do sự xuất thần của Hoàng Xuân Vinh. Còn những trường hợp làm mưa làm gió ở đấu trường khu vực như Ánh Viên hai kỳ SEA Games liên tiếp đều giành 8 HCV nhưng tại thế vận hội năm ngoái còn không vào nổi nhóm huy chương. SEA Games giúp sự đầu tư vào thể thao gần hơn việc có thành quả. Giúp họ không nản lòng thoái chí mà từ bỏ.

Nhiều người cứ mở mồm ra sẽ nói bệnh thành tích này bệnh thành tích nọ nhưng có mấy ai chịu suy xét, nếu không có thành tích thì ai sẽ quan tâm? Trừ bóng đá nam ra liệu người bình thường không phải fan cuồng nhiệt của cầu lông ai biết Tiến Minh, Thị Trang,... Mấy ai biết Tú Chinh - điền kinh, Xuân Vinh - bắn súng,... Ai cũng kêu gọi xã hội hóa thể thao nhưng hỏi nếu Ánh Viên không có thành tích 8 HCV ở kỳ SEA Games 28 liệu sẽ có mấy nhà tài trợ đến ký hợp đồng? Chả nhẽ cứ mong chờ mãi vào 'túi tiền' có hạn của nhà nước? Nhiều người lại nói bóng đá kém thế sao không lấy tiền đầu tư môn khác nhiều huy chương hơn. Đó không phải bệnh thành tích là gì? Người hâm mộ vốn luôn bị bệnh thành tích thì các lãnh đạo cũng phải vậy thôi. Nếu bạn đi sát vào còn hiểu được, nguồn ngân sách đầu tư vào bóng đá nam dĩ nhiên là nhiều hơn các môn khác. Nhưng phần lớn nhất lại là các nguồn xã hội hóa. Các doanh nghiệp, các ông bầu mới là người thực sự làm bóng đá. Và cái họ cần cũng chỉ là thương hiệu mà thôi. Còn cách xây dựng thương hiệu như thế nào lại là chuyện riêng của các ông bầu.

Le-Be-Mac-SEA-Games-29-20

 Sau tất cả SEA Games vẫn rất cần cho sự phát triển thể thao của Đông Nam Á.

Tiếp theo chúng ta sẽ bàn lý do tại sao chủ nhà SEA Games nên giành nhiều huy chương. Cái này liên cũng liên quan nhiều đến bệnh thành tích nhưng là của người hâm mộ. Chẳng ai muốn tạo ra một cuộc thi đấu mà không có khán giả. Nhất là các giải đấu quốc tế. Những nhà lãnh đạo thể thao Đông Nam Á cũng chẳng muốn chủ nhà thất thu quá nhiều khi tổ chức một kỳ đại hội khu vực. Dù vì lý do nào thì họ cũng phải lôi kéo khán giả đến sân thi đấu, hoặc ít ra là chú ý nhiều hơn vào SEA Games. Bằng cách nào? Dĩ nhiên vẫn là thành tích chủ nhà. Khách nước ngoài tất nhiên có nhưng chẳng đáng là bao nhiêu so với các khán đài rộng rãi của các nhà thi đấu, sân vận động. Đặc biệt ở các bộ môn ít được chú ý như võ thuật, điền kinh, bơi lội,... Chắc nhiều người còn nhớ, Singapore đã tổ chức một kỳ SEA Games 28 rất ấn tượng cả về công tác tổ chức lẫn chuyên môn. Nhưng có mấy ai để ý, khán đài sân vận động diễn ra các nội dung thi đấu điền kinh, võ thuật,... trống hoang hoác. Thậm chí một số ngày thi đấu mà lượng VĐV, nhân viên, quan chức,... còn nhiều gấp mấy lần khán giả. Vậy đó có phải là thành công thực sự? Tuy nhiên nếu nhìn sang các khán đài trong các nội dung thi đấu dưới nước đặc biệt là bơi lội cũng cùng kỳ đại hội đó. Bạn sẽ thấy một không khí khác hẳn. Không một chỗ trống vào đầu giờ tối khi mà các nội dung bước vào thi đấu chung kết. Bởi vì sao? Vì Singapore rất mạnh ở các nội dung môn bơi với hàng loạt ngôi sao tầm cỡ châu lục và thế giới. Vậy bạn đã hiểu vì sao nước chủ nhà nên lãnh nhiều huy chương rồi đó. Dù hơi một chút bất công với các VĐV khác nhưng đó chỉ là con số ít và quan trọng hơn là nó tốt cho SEA Games.

Một số người sẽ nói, liệu người hâm mộ nước chủ nhà có vui nổi với những chiếc huy chương thiếu trung thực. Câu trả lời sẽ là có nhưng cũng chỉ là số ít thôi. Đa số mọi người sẽ có một chút lấn cấn nhưng rồi sẽ nhanh quên đi bởi cảm giác chiến thắng. Chưa kể nhiều người còn chẳng hiểu nổi luật của cái môn mà mình theo dõi thì liệu có chắc họ hiểu được thực sự bên nào có lợi thế chăng?

SEA Games còn là cơ hội để các quốc gia quảng bá, khuyến khích mọi người tham gia thể thao, đặc biệt là các đối tượng trẻ tuổi. Bạn có biết rằng rất nhiều đứa trẻ từng ao ước khi chứng kiến những VĐV quê nhà đứng trên bục vinh quang tại một giải đấu quốc tế không? Đó là cảm xúc mà mọi người rất khó quên, và nó là động lực cho một thế hệ tiến tới thể thao. Là mầm mống cho những tài năng có thể vượt biển lớn trong tương lai. Giờ thì bạn đã hiểu SEA Games quan trọng thế nào chưa?

Vô Danh - Thể thao Việt Nam | 00:55 31/08/2017
TỪ KHOÁ
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục