Lợi đủ đường khi nhảy dây mỗi ngày

22:50 Thứ ba 30/10/2018

Tinthethaonews.comĐừng nghĩ rằng nhảy dây không tốt bằng những hoạt động luyện tập ở phòng gym, vì trò chơi con trẻ này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe mà ít ai ngờ tới.

Nhảy dây là một trong những hoạt động thể dục đơn giản nhất dành cho mọi người. Chỉ cần đúng một sợi dây nhảy và một đôi giày thể thao tốt là đã có thể tập mọi lúc, mọi nơi: ở nhà, ở văn phòng, hoặc mang theo những chuyến đi chơi. Đây cũng là hoạt động thể dục dành cho mọi lứa tuổi, nên nhiều người có thể cùng tập với con cái, vừa là vui chơi, vừa tăng cường sức khỏe. 

69-How-Jump-Rope-Can-Make-You-a-Better-Runner

 

Đừng nghĩ rằng nhảy dây không tốt bằng những hoạt động luyện tập ở phòng gym, vì trò chơi này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe mà ít ai  ngờ tới. 

Giúp xương chắc khỏe

Khi nhảy dây, phần xương quanh bàn chân và mắt cá chân sẽ được tăng cường độ chắc khỏe. Đó là lý do mà rất nhiều vận động viên thể thao chuyên nghiệp như cầu thủ bóng đá, bóng rổ luôn nhảy dây trong các bài tập thể lực của mình. 

146785_00_2x

 

Cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Điều này ít được ai chú ý, nhưng mỗi khi nhảy lên và nhảy xuống trong các nhịp nhảy dây, cơ thể đã phát huy được tối đa khả năng giữ thăng bằng toàn thân. Nếu có thể, hãy dành một vài phút để nhảy dây bằng một chân. Động tác này còn có khả năng tăng cường tính thăng bằng tốt hơn nữa.

nuoc-tang-luc-number-1-nhay-day-bai-luyen-tap-tang-do-nhanh-nhay-doi-chan

 

Sau một thời gian nhảy dây đều đặn, sẽ thấy tư thế đứng, đi, ngồi rất thẳng, cân đối. Khi phải mang vác nhiều đồ đạc cồng kềnh, cũng sẽ giữ được thăng bằng tốt hơn người khác. 

Luyện tập sức bền

Nhảy dây tưởng chừng rất nhẹ nhàng, nhưng nếu tăng tốc thì đây là một bài tập sức bền rất hiệu quả, vừa giúp đốt cháy nhiều calo, vừa giúp tăng nhịp tim, từ đó tăng khả năng trao đổi chất. Nếu tập nhảy dây 3 đến 5 ngày trong tuần, mỗi ngày nhảy dây khoảng 15-20 phút, sẽ thấy quá trình giảm cân, làm thon gọn vóc dáng của mình được cải thiện rõ rệt. 

JumpROpe

 

Tăng tốc độ phản xạ

Có thể khi nhảy dây, mắt không hề nhìn xuống chân hay nhìn vào dây nhảy, nhưng vẫn có thể nhảy nhịp nhàng qua dây mà không sợ vấp. Đó là bởi não bộ đã tập trung cao độ để điều phối nhịp nhàng giữa nhịp chân nhảy và nhịp tay quăng dây.

woman-jumping-rope

 

Đây chính là cơ hội để người tập cải thiện khả năng phối hợp giữa các hoạt động trong cơ thể, tăng khả năng phản xạ nhanh, từ đó giúp khả năng phản ứng xử lý các trường hợp bất ngờ tăng cao, cụ thể là giảm nguy cơ tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. 

Tăng sức mạnh cho thân trên

Khi nhảy dây, thường nghĩ là luyện tập cho phần thân dưới nhiều hơn. Tuy nhiên, vùng cánh tay và vai cũng sẽ được luyện tập rất hiệu quả khi nhảy dây. Khi vung dây nhảy, phần bắp tay, khuỷu tay, cổ tay và vai đều được hoạt động, và các vùng khác như ngực, bụng, lưng đều phải giữ thăng bằng khi nhảy lên nhảy xuống. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi thấy thân trên săn chắc, thon gọn hơn sau khi nhảy dây.

jump-in-melt-fat-fast-with-jump-rope-circuit-header-v2-830x467

 

Bảo Nhi - Tinthethaonews.com - TTVN | 22:49 30/10/2018
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục